Kinh nghiệm thiết kế và xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh

Nhà phố kết hợp kinh doanh đang là xu hướng thiết kế phổ biến tại các thành phố và đô thị lớn hiện nay. Để sở hữu một ngôi nhà phố kinh doanh đảm bảo cả về thẩm mỹ và công năng, gia chủ và kiến trúc sư cần phải đầu tư thích đáng cho khâu thiết kế và thi công công trình. Nếu bạn đang có ý định thiết kế và thi công kiểu nhà phố này thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây cùng GĐT Construction bạn nhé !

Nhà phố kết hợp kinh doanh là gì?

Đây là kiểu nhà ở kết hợp với mục đích kinh doanh buôn bán. Loại hình nhà ở này rất phổ biến tại các thành phố lớn, nơi có diện tích xây dựng hạn chế và nhu cầu kinh doanh buôn bán cao.

Đặc điểm của nhà phố kết hợp kinh doanh chính là chiều dài vượt trội, cho phép gia chủ tận dụng mặt tiền nhà và tầng trệt để kinh doanh buôn bán. Sự kết hợp này không chỉ tận dụng được quỹ đất, tăng mục đích sử dụng mà còn tạo cơ hội gia tăng thu nhập.

Thông thường, nhà phố kinh doanh phải có từ 2 tầng trở lên. Tùy vào mục đích kinh doanh của chủ nhà như để cho thuê, buôn bán, kinh doanh… để xác định số tầng cho phù hợp.

nha pho kinh doanh 2

5 yếu tố cần đảm bảo khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh

Nhà phố kết hợp kinh doanh là mô hình nhà ở 2 trong 1 được các gia đình có đất mặt phố ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, thiết kế công trình này ra sao, bố trí công năng như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu ở vừa có thể kinh doanh là điều không hề đơn giản. Dưới đây là định hướng thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua.

1. Lựa chọn vị trí xây dựng nhà phố kinh doanh

Nhà phố kinh doanh là loại hình bất động sản dùng để phục vụ sinh nguồn thu nhập tự động. Vì vậy, để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, vị trí xây dựng nhà phố phải tọa lạc ở khu vực dân cư đông đúc, vị trí giao thông thuận tiện và hướng ra mặt đường lớn

Ngoài ra, thiết kế kiến trúc của nhà phố kinh doanh phải nổi bật so với các công trình lân cận để thu hút khách hàng, đặc biệt với những công trình không nằm ở những vị trí thuận tiện. Hiện nay, nhà phố phong cách kiến trúc hiện đại với những đường nét đơn giản, sắc nét kết hợp cùng các điểm nhấn hình khối, màu sắc bắt mắt được nhiều gia chủ lựa chọn.

2. Phù hợp với từng loại hình kinh doanh

Trước khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh, gia chủ cần xác định trước loại hình và mặt hàng mà mình muốn kinh doanh. Dựa theo nhu cầu thực tế đó, kiến trúc sư sẽ đưa ra giải pháp bố trí không gian phù hợp.

Ví dụ, biệt thự phố kết hợp với cửa hàng quần áo thì không gian phải tạo được cảm giác sang trọng, làm nổi bật những sản phẩm thời trang đang được trưng bày. Trong khi đó, những căn biệt thự phố kết hợp kinh doanh quán cà phê, nhà hàng thì cần có tầm nhìn đẹp, thoáng cùng kiến trúc độc đáo.

nha pho kinh doanh 1

3. Kết cấu, quy mô công trình

Tùy theo mục đích kinh doanh mà gia chủ có thể xác định số tầng phù hợp. Tuy nhiên, nhà phố kinh doanh phải từ 2 tầng trở lên. Trong đó, khu vực kinh doanh sẽ được bố trí ở toàn bộ không gian tầng trệt hoặc mặt tiền nhà. Không gian sinh hoạt của gia đình thiết kế ở các tầng cao hơn và có cầu thang riêng.

Là công trình mang kiến trúc đặc thù nên gia chủ cần có một bản thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh chi tiết, được tính toán kỹ lưỡng dựa theo đặc điểm mảnh đất, thói quen sinh hoạt và mục đích kinh doanh của gia chủ. Có như vậy, công trình mới hài hòa về kiến trúc nội – ngoại thất, hợp lý về mặt không gian bài trí và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho bạn.

4. Đảm bảo an toàn và an ninh

Nhà phố mặt tiền thuận tiện về giao thông, đông đúc người qua lại cửa mở thường xuyên… sẽ thu hút sự chú ý của kẻ gian. Chính vì vậy, gia chủ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh ngay từ khâu thiết kế để đảm bảo khu vực kinh doanh và không gian sống của gia đình đều được an toàn.

Hệ thống cửa vô cùng quan trọng. Nên sử dụng loại hai lớp, kết hợp cửa kính và cửa sắt hoặc cửa cuốn. Bên cạnh đó, cần lắp thêm hệ thống camera giám sát để kiểm soát tình hình, hạn chế tối đa những tình huống phát sinh không mong muốn.

Ngoài ra, gia chủ cũng nên thiết kế lối thoát hiểm cho nhà phố kết hợp kinh doanh và có những biện pháp phòng cháy chữa cháy phù hợp. Như vậy mới hạn chế thiệt hại khi chẳng may có sự cố cháy nổ xảy ra.

5. Đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ

Ngoài để ở, nhà phố kinh doanh còn được sử dụng trong mục đích buôn bán, kinh doanh nên có lượt khách hàng ra vào thường xuyên. Để hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của gia đình, gia chủ nên thiết kế các công trình phụ trợ trong khu vực kinh doanh như WC dành cho khách. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng các vật cản như tường bao, hệ lam, cửa kính,… và bảng hướng dẫn nhắc nhở khách hàng về giới hạn riêng tư.

 

Gia đình bạn đang có nhu cầu thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh? Bạn đang gặp khó khăn cần tư vấn quy trình cụ thể? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với GĐT  chúng tôi để được tư vấn miễn phí Hotline 0965.213.559

0965.213.559