Nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm là hợp lý nhất

Nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm là tốt nhất? Chọn thời điểm để xây nhà thường là chủ đề được bàn tán sôi nổi nhất. Hầu hết ở trên các diễn đàn thiết kế, xây dựng vấn đề này được đề cập đến rất nhiều. Xây nhà vào thời điểm nào trong năm là tốt nhất? Xây nhà vào mùa mưa hay mùa khô thì tốt hơn?

Cùng GDT Construction theo dõi qua bài viết dưới đây để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho mình khi tiến hành xây nhà bạn nhé!

1, Nên xây nhà vào thời điểm nào trong năm là tốt nhất ?

Quá trình xây dựng nhà ở thường kéo dài ít nhất là vài tháng. Thậm chí có thể lên tới cả năm trời. Nên thời tiết chính là yếu tố không thể bỏ qua khi xem xét và lựa chọn thời điểm xây nhà trong năm. Có hai ý kiến trái chiều, nhiều người cho rằng nên xây nhà vào mùa khô. Bởi vì để thi công nhanh chóng, không bị gián đoạn. tiết kiệm được thời gian tiền bạc và công sức. Còn có ý kiến lại cho rằng xây nhà vào mùa mưa sẽ là tốt nhất. Bởi vì công trình sẽ được đảm bảo về mặt kỹ thuật và chất lượng.

Cả hai luồng ý kiến này đều hợp lý. Và sẽ khó khẳng định được ý kiến nào đúng ý kiến nào sai. Chính vì thế chúng ta hãy cùng nhau phân tích ưu và nhược điểm của từng thời điểm trong năm trước khi bước vào khởi công xây dựng ngôi nhà của bạn nhé!

1.1, Xây nhà vào mùa khô

– Ưu điểm

  • Có một điều dễ nhận thấy rằng xây nhà vào mùa khô sẽ giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi hơn. Gia chủ tiết kiệm được thời gian, chi phí. Ví dụ, đổ bê tông khi tiết trời tạnh ráo thì bê tông sẽ nhanh khô hơn. Từ đó đẩy nhanh được tiến độ thi công, không bị gián đoạn vì mưa lớn. Không sợ ảnh hưởng đến bề mặt bê tông mới đổ. Thi công nhà ở vào mùa khô cũng sạch sẽ, tiện lợi hơn, hạn chế phát sinh chi phí lặt vặt.

– Nhược điểm

  • Vào mùa khô, đặc biệt là những ngày nắng nóng cao điểm. Nhiệt độ cao dễ gây nứt do sự giãn nở không đều của bê tông. Chất lượng thi công bị ảnh hưởng, việc kiểm tra lỗi thi công như thấm, dột cũng khó thực hiện hơn. Ngoài ra, gia chủ cũng phải mất thêm công sức tưới nước thường xuyên để tránh thoát ẩm trên bề mặt bê tông

1.2, Xây nhà vào mùa mưa

– Ưu điểm

  • Vào mùa mưa, những cơn mưa lớn sẽ làm đất mềm hơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia cố nền móng, giúp ngôi nhà thêm vững chãi. Thời tiết mát mẻ, độ ẩm tăng lên cũng là điều kiện lý tưởng để bê tông thêm vững chắc. Không khí dễ chịu vào mùa mưa còn giúp việc thi công các công đoạn như đổ móng. Hay xây tô phía bên ngoài đỡ vất vả hơn, hạn chế bụi. Mùa mưa cũng giúp gia chủ tiết kiệm nước và công sức tưới bê tông sau khi đổ. Thêm vào đó, vào những ngày có mưa, gia chủ có thể ngay lập tức kiểm tra xem phần mái, tường có bị thấm, dột hay không, nếu có thì yêu cầu bên thi công nhanh chóng xử lý lỗi.

– Nhược điểm

  • Nếu quyết định xây nhà vào mùa mưa. Gia chủ phải dự trù chi phí thi công cao hơn. Thời gian thi công có thể bị kéo dài, gián đoạn vì điều kiện thời tiết xấu. Ngoài ra, mùa mưa cũng khiến việc vận chuyển, tập kết, bảo quản vật tư như sắt, thép, xi măng,… gặp nhiều khó khăn hơn

1.3, Những lưu ý khi xây nhà vào mùa mưa

Ở nước ta đa phần người dân thường chọn mùa khô để xây nhà. Tránh mùa mưa bão vì những nhược điểm được nhắc đến ở trên. Thông thường sau tết âm lịch là thời gian mà các chủ đầu tư muốn khởi công. Lúc này thời tiết ấm áp, không còn mưa nhiều. Việc thi công sẽ diễn ra thuận lợi. Khi mà tiến độ thi công diễn ra đúng với dự toán thì chi phí cũng như mọi thứ sẽ được giải quyết một cách nhanh gọn nhất.

Tuy nhiên, hiện nay, do nhu cầu xây dựng tăng, chất lượng vật tư và các điều kiện thi công, công cụ hỗ trợ cũng được cải thiện tốt hơn nên thời điểm xây nhà cũng linh hoạt hơn trước. Nhiều người vẫn tự tin chọn những tháng mùa mưa để khởi công xây nhà.

Nếu bạn đã quyết định xây nhà vào mùa mưa, hãy chuẩn bị các điều kiện thi công một cách tốt nhất để quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết cũng như đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Dưới đây là những kinh nghiệm xây nhà mùa mưa mà gia chủ nên lưu ý:

Đổ bê tông vào mùa mưa: trước khi đổ bê tông, cần chuẩn bị sẵn những thứ có thể dùng làm mái. Che chắn bề mặt bê tông để đề phòng trời mưa bất chợt khi đang thi công. Khi có mưa, căn cứ vào lượng mưa thực tế. Ta có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến bê tông để đưa ra quyết định phù hợp. Khi tạnh mưa, phải vệ sinh kỹ, đánh sờn bề mặt bê tông cũ. Đục bỏ phần thừa, không đạt chất lượng rồi tưới nước xi măng lên, đảm bảo 2 lớp bê tông cũ và mới phải bám dính vào nhau.

Xử lý chống thấm: để tăng cường khả năng chống thấm cho tường nhà. Nên dùng thêm một số loại phụ gia trộn trực tiếp với xi măng và vữa. Cách chống thấm thông dụng nhất hiện nay là dùng vữa, cát vàng, xi măng trộn với nước vôi hoặc cát trộn với xi măng. Tỷ lệ trộn tốt nhất là 3 phần cát + 1 phần xi măng hoặc 4 phần cát + 1 phần xi măng. Trong quá trình xây dựng, gia chủ hoặc người giám sát. Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện vị trí thấm, dột, có biện pháp xử lý kịp thời.

Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ này. Các chủ đầu tư sẽ đưa ra được mình thời điểm phù hợp nhất để xây nhà. Để tránh những việc không nên có xảy ra.

Ngoài ra, bạn muốn được tư vấn về nhà ở cũng như các lối kiến trúc không gian nhà ở phù hợp, có thể liên hệ với GĐT  chúng tôi qua hotline 0965.213.559

0965.213.559