Kinh nghiệm xây nhà lần đầu là một trong những yếu tố đáng quan tâm, vì đây là việc lớn trong đời gần như trong mỗi chúng ta ai cũng một lần trải qua, không thể làm cho có như một số công việc đơn giản khác. Đòi hỏi người chủ phải có chút ít kiến thức, kinh nghiệm trong việc này để xây nên một ngôi nhà vừa ý mà không phải tốn những khoản tiền vô bổ. Nếu đã xây nhà bạn sẽ có một số hiểu biết nhất định, trường hợp mới xây nhà lần đầu sẽ cần học hỏi những điều từ người đi trước có thể từ bạn bè, người thân, hoặc tìm những chia sẻ trên mạng cũng là một nguồn kinh nghiệm quý giá.
1, Giấy phép xây dựng
Đây là điều quan trọng không thể thiếu, bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng nhưng sẽ có một số rắc rối về thủ tục phải vượt qua như bản vẽ, quy mô phải phù hợp quy hoạch toàn khu vực…… Kinh nghiệm xây nhà lần đầu nó rắc rối quá phải không, đơn giản nhất là nhờ một đơn vị dịch vụ làm giúp phần này.
2, Kinh nghiệm xây nhà lần đầu theo số lượng người trong gia đình
Gia đình đông người sẽ cần một ngôi nhà rộng rãi quy mô, bạn cần nhiều không gian cho cho cả khu vực ăn uống và phòng khách, có nhiều phòng riêng hơn để mỗi người có một nơi sinh hoạt thoải mái. Điều này không thể xem nhẹ nhằm đảm bảo rằng mọi thành viên có thể sống với không gian riêng của mình.
Kinh nghiệm xây nhà rất cần thiết với các gia chủ để tạo nên công trình đẹp và chất lượng
Nếu bạn là người giao thiệp rộng và nhà bạn là nơi thường xuyên tụ tập bạn bè, người thân thì bạn sẽ cần một khu vực bếp ăn rộng rãi. Còn nếu bạn là người yêu thiên nhiên thích dành thời gian ngoài trời , thiết một sân vườn rộng rãi với cây cỏ, hoa lá để thư giãn. Căn cứ vào sở thích của chính mình sẽ giúp bạn quyết định xây nhà như thế nào.
Gia đình ít người ví dụ thời điểm mới ra riêng sẽ cần một ngôi nhà vừa phải, đủ để gắn kết các thành viên trong gia đình, tạo cảm giác ấm cúng khi trở về nhà sau thời gian làm việc mệt mỏi
3, Kinh phí xây nhà và kinh phí dự phòng
Tùy thuộc vào điều kiện tài chính của bạn mà quyết định xây nhà quy mô như thế nào. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu được người ta đúc kết ra rằng nếu thời điểm còn trẻ trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, bạn chỉ nên xây nhà cấp 4 đơn giản, để dành tiền cho nhiều khoản đầu tư khác trong cuộc sống. Với một người kinh doanh thành đạt, khi kinh phí xây nhà không chiếm một khoản quá lớn, ví dụ bạn có thể xây nên những ngôi biệt thự đẳng cấp sang trọng, và có thể bố trí những gì theo sở thích của bạn
Những yếu tố khác ảnh hưởng đến kinh phí xây dựng:
Vị trí đất xây dựng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới giá cả bao gồm: đất yếu hay mềm sẽ tốn chi phí nhiều hơn, xây nhà cùng quy mô khu vực miền Tây sẽ tốn kém hơn khu vực Đông Nam Bộ
Loại hình kiến trúc căn nhà: Hiện đại hay cổ điển, một căn nhà được xây theo phong cách cổ điển sẽ tốn nhiều công sức hơn rất nhiều so với một căn nhà
Thời điểm xây nhà: mùa khô chi phí sẽ rẻ hơn mua mưa, vì mùa mưa việc xây dựng bị gián đoạn, và quá trình xây dựng cũng khó khăn hơn, vì vậy giá thành sẽ có cao hơn.
Giá nhân công và vật liệu trên thị trường trong khu vực cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới giá xây dựng, do đây là 2 yếu tố tốn nhiều tiền nhất khi xây nhà
4, Phát sinh ngoài ý muốn
Cần tính toán gần chính xác nhất mức cần chi, cần dữ liệu tất cả các khoản cần chi: thiết kế, nguyên vật liệu, tiền công, đồ nội thất… Quan trọng nhất là bạn cần bám sát theo kế hoạch ban đầu, và phải dự trù một khoản phát sinh ngoài ý muốn.
Giá vật liệu tăng bất ngờ, những sai số khi dự toán ban đầu, thay đổi trong quá trình thi công… đều là những khoản phát sinh mà gần như đa số các công trình xây nhà đều gặp phải. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp không dự đoán được khoản này do chưa có kinh nghiệm xây nhà, Nên sau khi xây xong bị thiếu một khoản nợ đáng kế do phải vay mượn thêm từ bên ngoài.
Quy trình xây một ngôi nhà:
- Thiết kế
- Xin phép xây dựng
- Thuê giám sát
- Tháo dỡ nhà cũ
- Thi công
- Nội thất
5, Chọn nhà thầu theo kinh nghiệm xây nhà lần đầu
Chọn nhầm nhà thầu, hoặc nhà thầu mới chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà sẽ gây cho bạn rất nhiều phiền phức và có thể phải nhận lấy một ngôi nhà kém chất lượng. Chọn một nhà thầu uy tín giúp bạn yên tâm giao phó chất lượng công trình cho họ, tổng hợp thông tin về nhà thầu từ nhiều nguồn, tìm lời khuyên từ chủ công trình trước đó mà nhà thầu đã thực hiện
Những điều quan trọng khi đàm phán hợp đồng với nhà thầu:
- Tiến độ thi công
- An toàn lao động
- Giá cả
- Hình thức và cách thanh toán
- Chất lượng công trình
- Cam kết bảo hành
- Điều khoản về chi phí phát sinh trong quá trình thi công
- Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng.
Những kinh nghiệm xây nhà lần đầu trên đây là thông tin tham khảo cơ bản cần quan tâm đối với người mới lần đầu, ngoài ra còn rất nhiều những yếu tố khác phát sinh bất ngờ trong quá trình thực tế xây dựng.
Do đó nếu bạn đang cần xây nhà hãy tham khảo thêm kinh nghiệm xây nhà của nhiều người được chia sẻ rộng rãi trên internet, và tập hợp ý kiến của những người đi trước sẽ giúp bạn tránh được những điều phiền phức không đáng gặp phải.
“Xây nhà là việc cả đời”, xây ngôi nhà gần như là việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, ngôi nhà cần sự hài hòa từ tỉ lệ kiến trúc, chiều sâu văn hóa và sự chăm sóc trang trí của mỗi chủ nhà. Điều đó quyết định người ở trong đó có cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hay không, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình mình.
Liên hệ ngay với GDT Construction chúng tôi qua hotline 0965.213.559 nếu bạn gặp vấn đề khi xây nhà lần đầu nhé!