Giải pháp phòng cháy chữa cháy trong thiết kế và xây dựng nhà ống

Trong khi thiết kế và xây dựng nhà ống, nhà phố, nhà ở dân dụng thì công tác PCCC chưa được chú trọng đúng mức. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc nhận diện các lỗi sai thường gặp trong công tác PCCC khi thiết kế nhà ống. Chúng tôi khuyến cáo 6 giải pháp PCCC sau:

xây dựng nhà ống

1, Bố trí thêm lối thoát hiểm trong nhà

xây dựng nhà ống

Muốn đảm bảo an toàn cho xây dựng nhà ống, điều quan trọng nhất là có các lối thoát hiểm. Vậy lối thoát hiểm là gì? Có thể hiểu đơn giản đây là lối để chạy khi có vấn đề xảy ra. Tùy theo đặc điểm của khu vực xây dựng mà có thể linh hoạt trong việc tổ chức lối thoát hiểm. Ví dụ, lối thoát hiểm có thể ở ban công, cửa sổ, sân thượng, trên mái, cửa chính hoặc cửa sau. Trường hợp có cấu kiện bằng hoa sắt hoặc lồng sắt, gia chủ nên trổ các cửa có bản lề và khóa để có thể mở từ bên trong.

2, Không xây dựng nhà ống hết phần đất sẵn có

Theo quy định tại thành phố Hồ Chí Minh, đối với diện tích đất nhất định, chủ đầu tư cần chừa một khoảng sân sau khi xây dựng nhà ống.  Bên cạnh đó, mỗi căn nhà vẫn nên có khoảng thông tầng hoặc giếng trời. Trường hợp hỏa hoạn, khói và nhiệt sẽ thoát bớt ra ngoài, hạn chế tích tụ trong nhà gây sốc, choáng cho người ở.

Ngoài ra, việc tạo ra những khoảng hở cũng giúp ngôi nhà thông thoáng hơn, ít phải dùng đèn điện, tiết kiệm tài chính cho gia đình.

3, Tuân thủ quy định về biển quảng cáo

Cụ thể, đối với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là hai mét, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với biển hiệu dọc, chiều ngang tối đa là một mét, chiều cao tối đa là 4m  nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả và không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

4, Phân chia không gian hợp lý

Bếp và chỗ để xe máy nên bố trí cách xa nhau nếu ở cùng 1 tầng. Và đặc biệt lưu ý, không để xe chắn lối ra vào ở cửa chính. Ngoài ra, gia chủ đừng biến nhà ở thành kho chứa đồ, tránh nguy cơ lửa lan nhanh và chặn lối đi.

5, Trang bị sẵn thiết bị cứu hộ

Bên cạnh các giải pháp kiến trúc, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như: bình chữa cháy, xà beng, búa, thang dây. Lý tưởng nhất, mỗi tầng nên để một bình chữa cháy ở khu vực cầu thang. Ngoài ra, các gia đình, nhất là những hộ kinh doanh, nên trang bị thêm hệ thống báo cháy và báo khói.

6, Lưu ý hệ thống điện

Những vấn đề liên quan đến hệ thống điện thường là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra các vụ hỏa hoạn. Do đó, hệ thống điện nên được thiết kế đủ tải, thi công đúng theo quy chuẩn và sử dụng thiết bị (dây dẫn, aptomat, ổ cắm, công tắc) có chất lượng.

Ngoài ra, gia chủ cũng đừng chủ quan, cho rằng ngôi nhà của mình luôn luôn an toàn. “Mỗi người cần cẩn trọng với mọi hoạt động liên quan đến lửa như nấu ăn, thắp hương, hóa vàng mã, hút thuốc. Phải đề ra kịch bản, phương án thoát nạn và tỉnh táo xử lý khi tình huống nguy hiểm xảy ra”.

Trong quá trình tư vấn thiết kế nhà phố, GĐT Construction luôn lưu ý đặc biệt cho CĐT và đưa ra các giải pháp thiết kế hệ thống PCCC và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt GĐT  là đơn vị  đảm bảo thiết kế thi công hệ thống nhà phố có an ninh đảm bảo PCCC dành cho nhà phố. Nếu cần tìm hiểu chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin hotline 0965.213.559. 

0965.213.559