Bộ Hồ Sơ Thiết Kế Kiến Trúc Của GĐT Construction Gồm Những Gì?

Khi đã quan tâm và muốn xây dựng ngôi nhà cho riêng mình. Thì việc cần có một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc là rất quan trọng với bạn. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm những gì? Tại sao cần phải có bộ hồ sơ này?

Hãy để GĐT Construction giải thích cho bạn bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm những gì nhé!

1, Lý do nên có bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc?

Hạn chế việc sửa chữa và tái xây dựng: Hồ sơ thiết kế sẽ giúp gia chủ định hình tổng quan những mong muốn về ngôi nhà trước khi tiến hành xây dựng.

Quản lý số lượng, chất lượng vật tư: Hiểu đúng về việc sử dụng vật tư trong công trình sẽ giúp hạn chế được tình trạng dư thừa, thiếu hụt, thất thoát trong thi công. Đồng thời tránh được những phát sinh, lãng phí không cần thiết.

Kiểm soát tiến độ thi công: Các thông tin kỹ thuật cụ thể giúp bạn chủ động hơn trong công tác kiểm tra, đốc thúc thi công. Đây là cơ sở để gia chủ bám sát thiết kế, kiểm soát chất lượng công trình.

Thuận tiện cho công tác sửa chữa về sau: Qua thời gian dài sử dụng, sự cố về hệ thống điện, nước ít nhiều sẽ xảy ra. Một sơ đồ hệ thống kỹ thuật rõ ràng sẽ giúp gia chủ dễ dàng tìm ra vấn đề và giải quyết chúng triệt để, hiệu quả hơn.

 2, Bên trong bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc gồm có những gì? 

Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cần có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật. Những mô tả về ngoại thất công trình, thiết kế nội thất và dự toán cũng được đề cập. Từ đó gia chủ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về công trình trong tương lai. Cụ thể, một bộ hồ sơ kiến trúc đầy đủ sẽ bao gồm

Hồ sơ thiết kế kiến trúc

  • Mặt bằng định vị vị trí xây dựng.
  • Mặt bằng bố trí vật dụng các tầng, mặt bằng mái.
  • Mặt bằng kích thước các tầng.
  • Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng chi tiết; cấu tạo chi tiết.
  • Mặt bằng hoàn thiện sàn, trần các tầng.
  • Chi tiết cửa, cầu thang, vệ sinh, trần.

Hồ sơ thiết kế kết cấu

  • Mặt bằng định vị các cấu kiện (móng, đà kiềng, dầm, sàn, cầu thang, cột…)
  • Chi tiết các cấu kiện.
  • Chi tiết gia cường, bố trụ tường, dầm…

Hồ sơ thiết kế hệ thống điện nước

  • Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…).
  • Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện, nguyên lý cấp nước.
  • Mặt bằng cấp nguồn điện, cấp nước – thoát nước, điện lạnh, lắp đặt camera tại các tầng.
  • Mặt bằng định vị đèn các tầng.
  • Mặt bằng hoàn thiện công tắc các tầng.
  • Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.

Hồ sơ thiết kế ngoại thất

Không chỉ khoác lên như một chiếc áo, ngoại thất này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Do đó, chúng cần được tính toán thật chuẩn xác. Chọn sơn ngoại thất, vật liệu, mái, cổng, đèn trang trí…

Hồ sơ thiết kế nội thất

Nội thất vừa tô điểm cho công trình, vừa góp phần thể hiện tính cách của gia chủ. Hiện nay có nhiều phong cách nội thất để anh chị có thể lựa chọn. Từ tối giản hiện đại, mộc mạc, cổ điển. Bảng mô phỏng 3D nội thất sẽ giúp gia chủ hình dung ngôi nhà dễ hơn ngôi nhà trong thực tế.

– Hồ sơ dự toán giá thành công trình

Các phần liên quan đến hồ sơ thiết kế đã đề cập đều ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán giá thành của toàn bộ công trình. Có thể nói, vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm lớn của nhiều gia chủ khi xây nhà. Tuy nhiên, giá thành của công trình sẽ còn tùy thuộc vào quy mô, nguyên vật liệu, thiết bị… Các khoản chi dự trù thường bao gồm các khoản:

  • Chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công…
  • Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, lán trại, trắc đạc…
  • Thuế giá trị gia tăng.

Hy vọng những thông tin cơ bản trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bộ hồ sơ thiết kế nhà phố. Từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý để tiết kiệm chi phí, thời gian và hiện thực hóa hiệu quả ngôi nhà.

Nếu bạn cần chúng tôi tư vấn và thiết kế kiến trúc cụ thể cho căn nhà của mình vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0965.213.559 

0965.213.559